Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Đặc điểm là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người bệnh. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả tốt.
Xoa bóp, bấm huyệt có tác dụng gì?
Xoa bóp bấm huyệt là một kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể. Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ. Tăng tuần hoàn, góp phần chống viêm, giảm phù nề. Luồng máu tới sẽ tăng cường trao đổi chất, mang ôxy tới cho tế bào và mang đi các chất thải cặn bã. Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp có thể cải thiện các tình trạng trên.
Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, xoa bóp thông qua tác động vào các huyệt, kinh lạc (kinh cân) có thể đuổi được ngoại tà, điều hòa được dinh vệ, thông kinh hoạt lạc và điều hòa chức năng tạng phủ.
Bệnh nào nên và không nên áp dụng xoa bóp bấm huyệt?
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng rất tốt đối với một số bệnh, tuy nhiên nó lại có chống chỉ định đối với một số bệnh khác. Chỉ định xoa bóp: Rất nhiều bệnh của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... có thể dùng xoa bóp. Nhiều bệnh mạn tính điều trị có hiệu quả bằng xoa bóp như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài... Người bị đau đầu, mệt mỏi... cũng dùng phương pháp này để điều trị.Chống chỉ định với các trường hợp: gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, ở khớp; bệnh tim phổi nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp.Không xoa bóp ở vùng lở loét mụn nhọt vì sẽ gây nhiễm khuẩn và lở loét thêm. Khi các cơ quan bị tổn thương thực thể về ngoại khoa, thí dụ: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm.
Theo suckhoedoisong.vn

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh

Xoa bóp là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân.
1. Tác dụng đối với hệ thần kinh:
Cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp.
a. Rất nhiều tác giả cho rằng xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ thàn kinh giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số hoạt động của nội tạng và mạch máu. Ví dụ:
Xoa bóp gáy, lưng, vai có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối, do đó có thể dùng để chữa bệnh ở mũi họng.
Xoa bóp TLI, TL2, dẽ gây sung huyết ở hố chậu nhỏ.
Xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để diều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu lớn, nhỏ và chi dưới.
Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại).
b. Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não
Kích thích nhẹ nhàng gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế.
2. Tác dụng đối với da
Có ảnh hưởng trực tiếp dến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.
a. Ảnh hưởng đến toàn thân: các chất nội tiết được bài tiết ra khi xoa bóp da thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da. Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể.
Như vậy, xoa bóp đã có tác dụng đối với toàn thân: tăng cường hoạt động của thần kinh, nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể.
b. Ảnh hưởng cục bộ: xoa bóp làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu dãn có lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt hơn, da bóng đệp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da, mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt đọ của da tăng lên do mạch tại chổ và toàn thân dãn.

3. Tác dụng đối với gân, cơ, khớp
a. Đối với cơ:
Xoa bóp có tác dụng làm tăng năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp. Khi cơ làm việc quá căng, gây phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết tốt các chứng này.
Nó có khả năng chữa teo cơ rất tốt. Ngoài ra, nó có thể có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ.
b. Đối với gân, khớp:
Xoa bóp có khả năng tăng tính co dãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch ở khớp và tuần hoàn quanh khớp. Nó còn có thể dùng để chữa bệnh khớp.
4.Tác dụng đối với tuần hoàn
a. Tác dụng đối với huyết động: Một mặt xoa bóp làm giãn mạch, trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn.
b. Đối với người cao huyết áp ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp.
c. Xoa bóp trực tiếp ép vào lympho, nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tốt hơn. do đó có thể có tác dụng tiêu sưng.
d. Trong khi xoa bóp, số lượng hồng cầu hơi tăng, xoa bóp xong lại trở về như cũ, số lượng bạch cầu, huyết sắc tố cũng có thể hơi tăng.
Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ cho cơ thể.
5. Tác dụng đối với hô hấp tiêu hoá và quá trình trao đổi chất
a. Đối với hô hấp:
Khi xoa bóp, thở sâu lên, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh gây nên, do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi…để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.
b. Đối với tiêu hoá:
Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch của tiêu hoá kếm, dùng kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch.
Theo: yduochoc.vn

Phương Pháp Chữa Bệnh Hiệu Quả Cấy Chỉ - Chôn Chỉ Catgut vào Huyệt

Cấy chỉ là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đặc biệt, độc đáo của châm cứu Việt Nam, bao gồm chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. Là một phương pháp châm cứu mới, hiện đại áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm của châm cứu. Phương pháp này đó được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Nhiều bệnh mạn tính đó được điều trị khỏi bằng phương pháp cấy chỉ.Không chỉ có giá trị ở Việt Nam mà còn nổi bật trên trường quốc tế, đặc biệt các nước châu âu, xứng đáng mang tên “cấy chỉ Việt”!

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu. Chỉ catgut cấy vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực các sợi cơ.Cơ chế của cấy chỉ
- Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20- 25 ngày, khi đưa vào cơ thể( cấy vài lần mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày), như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
- Chỉ catgut là một Protit trong quá trình tự tiêu phản ứng hóa – sinh tại chỗ làm tăng tái tạo Protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.
- Chỉ catgut được cấy vào huyệt vị tác dụng với tính chất vật lý, tạo ra một kích thích cơ học như châm cứu nên có cơ chế tác dụng như cơ chế tác dụng của châm cứu.Tuy nhiên cách giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu hiện nay chưa thống nhất, cách giải thích được nhiều người công nhận nhất là giải thích cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch(YHHĐ) và học thuyết kinh lạc (YHCT).
+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết thần kinh - thể dịch.
Châm cứu là một kích thích gây ra cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.(theo volganic và kassin Liên Xô cũ có tác dụng tại chỗ, tác dụng tiết đoạn và tác dụng toàn thân)
+ Cơ chế tác dụng của châm cứu theo học thuyết YHCT: Khi có bệnh tức là mất cân bằng Âm - Dương, rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc. Châm cứu có tác dụng điều hòa Âm - Dương và điều hòa cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, ra viện chờ liệu trình điều trị tiếp theo
+ Các bệnh nhân có bệnh mạn tính không có điều kiện đi châm cứu thường xuyên.
Chống chỉ định
+ Người bệnh đang sốt cao.
+ Tăng huyết áp kịch phát
+ Phụ nữ có thai
+ Những bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu
+ Những bệnh nhân dị ứng với chỉ catgut.
Những mặt bệnh thường điều trị tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Bs Điều
Một số chứng bệnh chữa bằng phương pháp cấy chỉ có kết quả tốt như : liệt nửa người, liệt mặt, liệt 2 chân; bệnh cơ xương khớp thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau thần kinh hông to (thần kinh tọa), , Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh, Đau thần kinh liên sườn , hội hứng thắt lưng hông, Hội chứng cổ vai cánh tay, đau xương khớp do phong thấp, đau vai gáy cổ, viêm quanh khớp vai, đau do thoái hóa cột sống-thoái hóa khớp; bệnh đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn tính; bệnh đường hô hấp: hen phế quản, viêm phế quản; bệnh phụ nữ: đau bụng kinh, khí hư, hội chứng mãn kinh; bệnh ngũ quan: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình.
Phòng khám chúng tôi kết hợp YHCT và YHHĐ để điều trị bằng các phương pháp sau:
• Khám bệnh, bốc thuốc. 
• Châm cứu, Thủy châm.
• Xoa bóp - Bấm huyệt.
• Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
Điều trị bằng phương pháp Y Học Cổ Truyền kết hợp với Y Học Hiện Đại có kết quả cao . Vậy nên khi bạn và người thân có các triệu chứng của bệnh nêu trên cần đến gặp thầy thuốc chuyên khoa để được khám và đưa ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt .

Liên Hệ Chúng Tôi


Để thuận lợi cho bệnh nhân ,chúng tôi làm việc vào thời gian sau .Xin kính báo với  bệnh nhân.Bạn và người thân xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Phòng khám Đông Y - Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng Bs CKYHCT : Vũ Văn Điều
Số 5A/37 Nam Pháp I- Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - Thành Phố Hải Phòng
Điện thoại : 0989.411.838
Email : vuvandieuhp@gmail.com

Thời gian làm việc : T2-T6   Chiều 17h30 -19h30 , T7 , Chủ nhật làm cả ngày.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Đường Đến Đông Y Bs Vũ Văn Điều



Giới Thiệu

Y học cổ truyền phương đông là một kho tàng quý báu của phương đông nói chung và của Việt Nam nói riêng,nền y học được xây dựng trên cơ sở của triết học phương đông, được ứng dụng gần 4000 năn trước cho đến nay.Y học cổ truyền bao gồm ;chữa bệnh không dùng thuốc(Châm cứu,Cấy chỉ, xoa bóp-bấm huyệt, Tác động cột sống, khí công-dưỡng sinh) và chữa bệnh dùng thuốc ( thuốc nam, thuốc bắc ).Hiệu quả chữa bệnh bằng y học cổ truyền đạt hiệu quả tốt trên lâm sàng.Với tâm huyết giữ gìn ,kế thừa và ứng dụng trong công tác phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền .Phòng khám chúng tôi góp phần thừa kế và ứng dụng ,bảo tồn vốn cổ của phương đông .


Phương pháp chữa bệnh bằng đông y đang là được lựa chọn là phương pháp chữa bệnh của thế kỷ 21. Điều trị theo đông y được cho là phương pháp điều trị toàn diện dựa trên căn bản âm dương ,ngũ hành và hệ thống kinh lạc trên cơ thể. Xin giới thiệu với các bạn địa chỉ chữa bệnh bằng đông y hiệu quả cao do BS. Vũ Văn Điều khám và chữa bệnh.
Tại phòng khám chúng tôi kết hợp YHCT và YHHĐ để điề trị bằng các phương pháp sau:

  •  Khám bệnh, bốc thuốc.  
  • Châm cứu, Thủy châm.
  • Chôn chỉ Catgut vào huyệt châm cứu
  •  Xoa bóp - Bấm huyệt.
  • Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.



Cùng với đó là những thiết bị máy móc hiện đại chuyên nghành vật lý trị liệu do Trung Tâm Điện tử kỹ thuật y sinh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu chuyển giao công nghệ ứng dụng trong điều trị .Với trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật chuyên khoa gồm :

  •  Thiết bị kéo dãn cột sống cổ, cột sống lưng.
  •  Máy điện xung trị liệu .
  •  Điện phân dẫn thuốc.
  •  Ánh sáng trị liệu.
  •  Xoa bóp cổ điển và xoa bóp bấm huyệt theo y học cổ truyền.
  •  Kỹ thuật kéo dãn bằng tay, kỹ thuật di động khớp, kỹ thuật vận động trị liệu...
Điều trị bằng phương pháp Y Học Cổ Truyền kết hợp với Y Học Hiện Đại có kết quả cao . Vậy nên khi bạn và người thân có các triệu chứng của bệnh nêu trên cần đến gặp  thầy thuốc chuyên khoa để được khám và đưa ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt .